Năm 2013, cả nước xôn xao khi hay tin cha của thủ khoa ĐH Y Hà Nội sống gầm cầu, lay lắt vỉa hè hơn 10 năm để nuôi con ăn học. Trước đó đã có nhiều tấm gương "nhà nghèo học giỏi", nhưng chỉ đến khi chứng kiến hoàn cảnh của Nguyễn Hữu Tiến, người ta mới thấy cái cực hạn của "nghèo" của "giỏi" là như thế nào.
Cũng trong năm 2013 ấy, cả nước bàng hoàng với vụ án " chặt tay cướp SH" của Hồ Duy Trúc, 20 tuổi. Cùng là nhà nghèo, cùng cái đội mười tám đôi mươi mà số phận 2 con người quá khác biệt, người thủ khoa đại học danh giá, kẻ hư hỏng đến mức lĩnh án t.ử hình.
Bạn có biết điều gì khiến 2 đứa trẻ này có số phận khác nhau quá lớn như vậy không? Cái nghèo chắc là không có tội? Hay do "cha sinh con trời sinh tính"? Nguyễn Hữu Tiến sinh ra đã biết cách vượt qua nghịch cảnh, còn Hồ Duy Trúc thì không?
Hoàn toàn không phải, có một sự khác biệt rất lớn tạo ra số phận 2 con người này. Nếu biết được bí mật này, bạn hoàn toàn có thể giúp con mình không những tránh được vết xe đổ hư hỏng trong tương lai, mà còn thông minh, giàu có, và hạnh phúc hơn bạn.
Khả năng đàn hồi của não bộ: Bí quyết giúp trẻ vượt qua nghịch cảnh trong tương lai.
Theo Trung tâm nghiên cứu và phát triển trẻ em ĐH Harvard, một số trẻ em sẽ phát triển khả năng đàn hồi trong não bộ, cho phép chúng có khả năng vượt qua khó khăn, trong khi những trẻ em khác thì không.
Sự khác biệt này được làm rõ thông qua một nghiên cứu năm 2012. Bằng cách quan sát não bộ dưới sự trợ giúp của máy cộng hưởng từ MRIs, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng càng nhiều chất trắng (sợi trục kết nối các tế bào thần kinh) nằm giữa vỏ não trước trán và hạch hạnh nhân thì não bộ càng đàn hồi tốt hơn. Điều ngược lại cũng đúng: ít chất trắng hơn = kém đàn hồi hơn. Bằng cách vặn nhỏ hạch hạnh nhân, vỏ não trước có thể làm dịu các tín hiệu liên quan đến cảm xúc tiêu cực. Bộ não sau đó có thể lập kế hoạch và hành động hiệu quả mà không bị cảm xúc tiêu cực kìm hãm.
Quan trọng hơn, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng, những liên kết thần kinh này không mang tính bẩm sinh mà hoàn toàn do rèn luyện mà có. Câu hỏi tiếp theo là, làm sao để rèn luyện được khả năng vượt qua nghịch cảnh cho con?
Làm thế nào để con bạn có khả năng vượt qua nghịch cảnh?
Vượt qua nghịch cảnh là một phẩm chất được hình thành trong suốt quãng thời gian thơ ấu của con trẻ, đặc biệt là giai đoạn từ 0-6 tuổi, khi não bộ hình thành 90% cấu trúc và tính cách con người.
Trong giai đoạn này, trẻ cần ít nhất một mối quan hệ yêu thương, gắn kết với cha mẹ, người chăm sóc hoặc người lớn khác.
Những mối quan hệ này cung cấp khả năng hỗ trợ, chăm sóc, được cá nhân hóa giúp bảo vệ trẻ khỏi sự chậm phát triển. Họ cũng xây dựng các năng lực chính — chẳng hạn như khả năng lập kế hoạch, giám sát và điều chỉnh hành vi — cho phép trẻ em thích ứng với nghịch cảnh và phát triển. Sự kết hợp của các mối quan hệ hỗ trợ, xây dựng kỹ năng thích ứng và trải nghiệm tích cực là nền tảng của khả năng phục hồi, vượt qua nghịch cảnh.
Trong giai đoạn này thì giáo dục sớm chính là keyword, mang tính quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc và các năng lực cốt lõi của trẻ.
Cũng vì thấy được sự tác động lớn lao của giáo dục sớm đến số phận của mỗi đứa sau này nên tôi đã quyết tâm đơn giản hoá việc giáo dục sớm để một người không biết gì về giáo dục sớm cũng có thể dễ dàng giáo dục sớm cho con mình.
Thay vì truyền đạt cho bạn những nghiên cứu, phương pháp, lý thuyết phức tạp. Chúng tôi biến giáo dục sớm thành bộ kỹ năng, trò chơi để bạn chơi với con, để rèn luyện cho con những kỹ năng cụ thể, từ vận động, tư duy, cảm giác, cảm xúc cho đến ngôn ngữ.
Thay vì nói cho bạn giáo dục sớm quan trọng như thế nào, Babukids sẽ cho bạn biết ngày hôm nay cần làm gì, chơi gì để giáo dục sớm cho con.
Thay vì bạn phải gửi con đến các trường quốc tế đắt đỏ, thì chỉ cần tải app Babukids, bạn hoàn còn có thể cho con được trải nghiêm một chương trình giáo dục sớm ngay tại nhà, với chi phí phải chăng.
Tất cả những gì Babukids làm là để giúp bạn dễ dàng áp dụng giáo dục sớm cho con mình nhất.
Hãy tải ngay app Babukids và dùng thử 7 ngày.
Bạn sẽ thấy giáo dục sớm thật hữu ích và đơn giản.
Comments