Có vô vàn lí do khiến bé khó ngủ, đang ngủ tỉnh giấc bao gồm tã ướt, bé đói, bé khát, bé ngứa ngáy....Nhưng nếu loại trừ hết các nguyên nhân này rồi mà bé vẫn khó ngủ thì hãy nghĩ tới tình huống bé đang thiếu vi chất.
Bé thiếu canxi, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu vitamin B1...đều gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay dậy quấy khóc. Làm sao để biết bé đang khó ngủ vì thiếu vi chất gì? Hãy cùng xem các biểu hiện dưới đây để biết xem nguyên nhân bé nhà bạn khó ngủ do đâu nhé!
NẾU TRẺ HAY QUẤY KHÓC KHÓ NGỦ ĐI KÈM DA XANH NHỢT, HÃY NGHĨ ĐẾN THIẾU SẮT
Khi trẻ không có đủ chất sắt, các tế bào hồng cầu sẽ trở nên nhỏ và nhợt nhạt. Chúng không thể mang đủ oxy đến các cơ quan và cơ bắp của cơ thể trẻ.
Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh khiến trẻ ngủ kém, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Nếu trẻ da sạm, xanh xao và niêm mạc nhợt (đặc biệt là niêm mạc mắt và môi) móng tay móng chân nhợt nhạt, móng tay dễ gây biến dạng, tóc khô cứng dễ gãy, táo bón, ăn hay nôn trớ thì bạn hãy nên nghĩ đến tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở trẻ. Xét nghiệm máu là cách tốt nhất để chẩn đoán thiếu máu. Định lượng huyết sắc tố (Hb) nếu dưới 11g Hb trong 100ml máu ở trẻ là bị thiếu máu.
NẾU TRẺ KHÓ NGỦ, CHÁN ĂN, KHÔNG ĂN THỊT HAY RỐI LOẠN TIÊU HÓA, VIÊM DA MẸ HÃY NGHĨ NGAY ĐẾN THIẾU KẼM
Trẻ thiếu kẽm thường chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
Trẻ thiếu kẽm thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần. Thậm chí bệnh còn có thể suy yếu hoạt động của não, mơ màng chậm chạp, hoang tưởng, mất điều hòa lời nói, rối loạn vị giác và khứu giác, chậm phát triển tâm thần vận động, khuyết tật, bại não,...
Các bệnh nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản tái đi tái lại), viêm đường tiêu hóa, viêm da, mụn bỏng, mụn mủ, viêm niêm mạc.
NẾU TRẺ HAY QUẤY KHÓC KHÓ NGỦ, KÉM ĂN, ÍT ĐI TIỂU RẤT CÓ THỂ TRẺ ĐANG THIẾU VITAMIN B1
Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc kém ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít...
Để cải thiện tình trạng này ở trẻ, chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.
TRẺ HAY GIẬT MÌNH, QUẤY KHÓC KHÓ NGỦ, RA MỒ HÔI TRỘM CÓ THỂ TRẺ ĐANG THIẾU CANXI
Biểu hiện khi trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc kém ngủ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít...
Để cải thiện tình trạng này ở trẻ, chế độ ăn phải thay đổi: nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.
TRẺ KHÓ NGỦ, HÃY BỔ SUNG D3 VÀ MK7 TRƯỚC KHI NGHĨ TỚI VI CHẤT KHÁC
Nếu đã bổ sung vitamin D3 và MK7 cho bé mà tình trạng khó ngủ, quấy khóc vẫn còn kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác. Và dù có do nguyên nhân gì thì vẫn duy trì bổ sung D3 và MK7 cho bé hàng ngày nhé.
Từ lâu trẻ nhỏ đã được khuyến cáo bổ sung vitamin D hàng ngày để chống còi xương, thiếu canxi. Nên dù trẻ có bị ngủ không sâu giấc do còi xương thiếu canxi hay không thì việc bổ sung thêm vitamin D3 theo liều khuyến cáo cho trẻ vẫn cần phải duy trì hằng ngày. Và nếu vitamin D3 mà có thêm MK7 nữa thì không gì tuyệt vời hơn thế!
Mẹ nào chưa biết tìm MK7 ở đâu thì hãy tìm hiểu Vitamin tăng chiều cao LineaBon D3K2 ngay nhé! 👇👇👇
Kommentare